Tuesday, July 30, 2013

10 địa danh sống nguy hiểm nhất Việt Nam

Đều có điểm chung là rất khắc nghiệt con người muốn đấu tranh và sinh tồn tại nơi đây đều phải có những nghị lực phi thường.

Nếu bạn đã từng đi tham quan Ha Giang mà đến cao nguyên Đồng Văn thì sẽ thấy núi non ở đây vô cùng nghèo nàn, chỉ toàn đá tai mèo khắp nơi, rất khó khăn cho việc trồng trọt của các đồng bào thiểu số nơi đây. Các đồng bào phải bỏ đất và từng hốc đá thì mới có thể trồng được cây.

Hẳn rất nhiều người Việt Nam và thế giới muốn chinh phục nóc nhà của đông dương qua các chuyến tham quan Sapa. Nhưng cũng có thiểu số người sinh sống tại nơi đây, họ không phải chinh phục mà họ phải sống tại một nơi có địa hình vô cùng hiểm trở và mùa đông thì cực kỳ lạnh giá.

Mẫu Sơn chính là nơi lạnh nhất Việt Nam về mùa đông nhiệt độ nơi đây thường xuống dưới 0 độ c, thường xuyên có băng giá và có tuyết rơi. Việt nam là nước có ít địa danh có tuyết chính vì vậy vào mùa đông cũng có rất nhiều các bạn trẻ đi tham quan mẫu sơn.

Dọc theo hướng bờ biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận là các dải cát hẹp trải dài có diện tích sa mạc hóa lớn nhất Việt Nam. Việc canh tác tại nơi đây là không thể. Vùng sa mạc hóa nhiều nhất là Múi né, Bình Thuận, có rất nhiều cồn cát dài miên man và hình thù thì biến dạng theo liên tục theo gió biển.

Thời tiết ở một số tỉnh miền trung Việt Nam rất khắc nhiệt, do ảnh hưởng bởi gió Lào hay có tên khác là gió Tây Nam. Được hình thành từ vịnh Thái Lan, vượt dãy Trường Sơn và tràn xuống các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ thì trở lên khô, nóng. Thời tiết này rất khó chịu cho người dân và gia súc dễ bị ngột ngạt và gây hỏa hoạn, vì nó khiến độ ẩm xuống rất thấp, trong khi nhiệt độ lại tăng rất cao.
Được ví là miền đất lửa của Việt Nam trong thời chiến tranh Quảng Trị là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đứng đầu cả nước về diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu chiến tranh, chiến 83,3% diện tích tự nhiên.  Tỉnh Quảng Trị có đến 7000 nạn nhân do bom mìn sót nổ, có đến 2600 người chết. Cần thêm rất nhiều thập kỷ nữa thì mới có thể trả lại sự bình yên cho nơi đây.

Rừng U Minh (được chia thành hai vùng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang bởi con sông Trẹm) nổi tiếng nừ nhiều thế kỷ qua như một vùng rừng thiêng nước độc đầy thú dừ và bệnh tật dành cho con người. Cuộc sống trong rừng U Minh đã được miêu tả rất hấp dẫn trong tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. Ngày nay, U Minh Thượng và U Minh Hạ là hai khu Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt.


Là dãy núi có chiều dài dài nhất Việt nam, dài khoảng 1.100km, dãy Trường Sơn bắt nguồn từ sông Cả trên đất Lào giáp với Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ, Thời chiến, đây là khu vực chịu sự tàn phá vô cùng ác liệt từ dạn bom và vũ khí hóa học của quân đội Mỹ. Hiện nay phần lớn diện tích dãy núi Trường Sơn vẫn hẻo lánh, ít người sinh sống.
Là nơi thường xuyên hứng chịu bão gió, không có nước ngọt quần đảo Trường Sa của Việt Nam (hiện nay Việt Nam đang kiểm soát 7 đảo nổi 14 bãi cạn). Lương thực chủ yếu là tiếp tế từ đất liền, quân và dân trên đảo rất cố gắng trong việc gia tăng sản xuất như đánh bắt cá, nuôi gia súc, trồng rau thủy canh. Áp dụng nhiều biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến như pin mặt trời, máy lọc nước biển..để có thể đảm bảo điều kiện sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Quần đảo Hoàng Sa, được các triều đại phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền, và có đầy đủ bằng chứng và công ước quốc tế, bình Trung Quốc đánh chiếm năm 1974. Cũng có nét tương đồng với Trường Sa, Hoàng Sa có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nhiệt. Vùng đất này vẫn là điểm đánh bắt cá truyền thống của các ngư dân Việt Nam.
Bài viết do Ashley Nguyễn của công ty Vietnam Open Tour hiện tại đang có rất nhiều tour giá hấp dẫn như các tour: tham quan Ha Giang, tham quan Sapa, tron goi Cat Ba, tham quan Mai Chau, tham quan Cat Ba, tham quan Tam Coc, Tham quan Ha Noi, chua huong 1 ngay, ninh binh 1 ngay. Giá cực sốc!