Friday, October 17, 2014

Ngắm sắc thu lãng mạn khi du lịch Tam Đảo

Ngắm sắc thu lãng mạn ở Tam Đảo
Cảnh sắc ở Tam Đảo vừa hư vừa thực với núi, cây, hoa, với không khí mát lạnh và mây quấn quýt níu chân người trong một sáng bình yên hay một tối thênh thang.
Địa điểm tham quan
Thắng cảnh nên đến nhất của Vĩnh Phúc là hệ thống 3 ngọn núi ẩn hiện trong mây – Tam Đảo. Địa danh này mê hoặc du khách với vẻ đẹp vừa hoang sơ, huyền ảo, u tịch với núi,  mây, hoa cỏ và những biệt thự kiến trúc Pháp tuyệt đẹp. Ở Tam Đảo, thời tiết một năm như gói gọn trong ngày với sắc hoa mùa xuân đua nở vào mỗi sáng, sự ấm áp dễ chịu của mùa hè vào buổi trưa, cái se lạnh mùa thu trong buổi chiều cùng những đợt gió khiến người ta kéo tấm áo khoác vào buổi tối.
du lịch tam đảo 
du lịch tam đảo
du lịch tam đảo


Lời khuyên cho bạn khi đến  du lịch Tam Đảo:

Về khách sạn, nhà nghỉ: Tam Đảo có rất nhiều, bạn chỉ cần chọn theo tiêu chí: sạch sẽ, view đẹp.

Về tham quan: Trong tất cả các điểm tham quan ở Tam Đảo, bạn có thể bỏ qua tháp truyền hình vì đường lên cao, khá mất sức nhưng đến nơi không có gì ngoài chân tháp truyền hình. Riêng với Cổng trời, khi đến nơi đã được người dân hướng dẫn, bạn hãy đi cố khoảng 3km, view sẽ đẹp hơn hoặc đi thêm 15km đường rừng núi để khám phá chùa Đồng Cổ (hay còn gọi là Địa Ngục Tự).

Về trang phục leo núi: Bạn nên diện quần short, lửng hay quần dài và áo màu nổi (cam, đỏ vàng) để pose hình. Nếu thích có thể mang hai loại giày dép khác nhau. Dép cao để pose hình và dép thấp, giày thể thao để leo núi. Mang áo khoác mỏng cho mùa thu và hè, áo khoác dày cho mùa đông và mùa xuân.

Ăn uống: Bạn nên ăn ở các quán bên ngoài, ngon không kém nhà hàng, khách sạn mà giá rẻ hơn rất nhiều. Các món không thể bỏ qua là cá thèo, cá trôi suối, cá bống suối và các món cá suối kho ăn với cơm niêu, rau su su, hoa nghệ xào lăn. Một suất ăn ở đây có giá từ 25.000 - 50.000đ/suất.
du lịch tam đảo
du lịch tam đảo
du lịch tam đảo
du lịch tam đảo

Hồ Đại Lải, địa danh nổi tiếng thứ hai của Vĩnh Phúc quyến rũ du khách với vẻ nên thơ của một hồ nước bao la xen lẫn với các cánh rừng xanh biếc, ngút ngàn, những thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp, các hẻm núi nhô ra tạo nên các eo, các bán đảo hoang sơ. Đại Lải thích hợp cho cả du khách đến nghỉ dưỡng và du khách thích khám phá.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm trên ngọn đồi rộng khoảng 4,5 ha là điểm nhấn thứ ba của miền đất hứa Vĩnh Phúc. Ngoài là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam, nơi đây níu chân du khách với vẻ đẹp thoát tục của một thiền viện ẩn mình giữa mây, rừng thông và núi Ba Vì, Tam Đảo xa xa.

Vĩnh Phúc cũng níu chân du khách với làng gốm Hương Canh, thuộc huyện Bình Xuyên và tháp Bình Sơn, thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, một di sản của kiến trúc độc đáo thời Lý - Trần còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.

du lịch tam đảo
du lịch tam đảo
du lịch tam đảo


Di chuyển
Chúng ta sẽ lấy Hà Nội làm điểm xuất phát. Những bạn ở các tỉnh khác có thể tham khảo thông tin ở bến xe của tỉnh.

Di chuyển bằng phương tiện công công

Tại Hà Nội có hai tuyến xe bus đi Vĩnh Phúc là xe xe Bus từ Mê Linh plaza - Vĩnh Yên. Đến Vĩnh Yên bạn đi chuyến xe Bus Vĩnh Yên – Tam Đảo. Trên đường đến du lịch Tam Đảo, bạn có thể bảo xe dừng ở Đại Đình để lên Thiền Viện.

Bằng phương tiện cá nhân

Bất kỳ danh thắng nào của Vĩnh Phúc đều không cách Hà Nội hơn 100km, nên bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch cho một chuyến phượt dài ngày, 2 ngày cuối tuần hay đi trong ngày.

Đến vào thời điểm nào trong năm?
Bạn có thể đến Vĩnh Phúc bất kỳ thời điểm nào trong năm. Lưu ý duy nhất là khí hậu Vĩnh Phúc khá lạnh vào mùa đông, vì thế nếu đến vào mùa này, bạn cần trang bị áo ấm.
du lịch tam đảo

du lịch tam đảo

du lịch tam đảo

du lịch tam đảo

Lưu trú
Khu vực trung tâm Vĩnh Phúc gồm các tuyến đường Mê Linh, Nguyễn Tất Thành, Hùng Vương...

Một số khách sạn, nhà nghỉ có mức giá “ổn” với dân du lịch bụi là Hưng Hải, Hoa Hồng Hương Sơn… Ngoài Tam Đảo có khá nhiều khách sạn, không cần đặt phòng trước, còn những địa danh còn lại, bạn nên tiến hành thủ tục này trước khi đến.

Bên cạnh thuê phòng, bạn có thể tham gia cắm trại với bạn bè. Tuy nhiên, nhóm cắm trại phải đạt số người cần thiết (khoảng 10 người) để đề phòng bất trắc.

Đặc sản
Những món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến Vĩnh Phúc là thịt bò tái kiến đốt, rau su su, cá thính Lập Thạch, rượu dừa Yên Lạc, đậu rùa Tuân Chính, Vĩnh Tường.

Mang gì khi đến Vĩnh Phúc?
Tất cả các trang phục, giày dép bạn yêu thích.

Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản.

Mang lều, chăn, áo khoác dày nếu có ý định cắm trại

Mang theo khăn ướt, nước khoáng khi lên núi.

Các cung đường thường gặp
Hà Nội – Vĩnh Phúc – Thái Nguyên

Hà Nội – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang

Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ

Bộ ảnh đẹp du lịch Sapa

Bộ ảnh đẹp du lịch Sapa của một người yêu thích sưu tập ảnh đã sư tập. Bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng tại Sapa, khung cảnh lúc hoàng hôn, khi tuyết rơi, những cánh đồng xanh mướt....giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về vẻ đẹp của Sapa vào những thời điểm khác nhau của năm...
Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sapa

Ảnh đẹp du lịch sap

Thursday, October 16, 2014

Tổng quan về du lịch Sapa

1. Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phía Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu. Huyện Sapa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007'04'' đến 22028'46'' vĩ độ bắc và 103043'28'' đến 104004'15'' độ kinh đông. Vị trí địa lí: 


2. Điều kiện tự nhiên:
3. Cảnh quan: du lịch Sapa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Phan Xi Păng, vườn quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiệu loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên dãy núi Hoàng Liên có những loại dược liệu quý, hiếm. Điều kiện tự nhiên:  & Tả Văn.
Thác Bạc Sapa

4. Sapa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Sapa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp.  Địa hình và khí hậu:   
5. Thị trấn du lịch Sapa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết.  
Thị trấn Sapa

6. Sapa bị tàn phá nhiều trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979. Tháng 1 năm 1947 quân Việt Minh tấn công Sapa và phá hủy các doanh trại quân đội, khách sạn và nhiều biệt thự.  Năm 1914, chính quyền chủ trương xây dựng nơi đây trở thành một "kinh đô nghỉ hè" trên núi ở Bắc Kỳ theo hướng dân sự hoá. Ban đầu, thị trấn được xây dựng với mục đích trở thành khu an dưỡng. Thời phong kiến, địa phận Sapa thuộc Châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Lịch sử 
Sapa 1979

7. Văn hóa 
8. Các sản phẩm về thổ cẩm của phụ nữ các dân tộc miền núi đã làm cho khách du lịch phải thán phục  Nét đặc sắc không thể bỏ qua ở Sapa đó là phiên “Chợ tình” vào các ngày chủ nhật. Người muốn dự phiên chợ thường đi từ tối thứ 7.  Đây là nơi sinh sống của dân cư 06 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó.  Một số công trình mang nét đẹp xưa của Sapa đều được xây dựng từ vật liệu chính là đá như nhà thờ đá ngay trong thị trấn Sapa. Văn hóa 

9. Trong lĩnh vực kiến trúc, những ngôi nhà mái chảy chất lợp ngói nung hoặc gỗ ván, dựa theo sườn núi vẫn thu hút được sự quan tâm của du khách. Đó là những ngôi nhà mang đậm chất văn hoá riêng ở những bản người Mông, Dao, Xá Phó, Tày, Giáy… với đời sống sinh hoạt còn lưu giữ các giá trị văn hoá đặc sắc.Văn hóa 
Nhà thờ Sapa có kiến trúc rất đặc biệt

10. Sapa với những điểm đến nổi tiếng 
11. Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm trước đến tháng ba năm sau. Du khách có thể chinh phục ngọn núi này thong qua các tour của các công ty lữ hành chuyên nghiệp hoặc qua sự giúp đỡ của người dân bản địa. Du khách có thể đi lại bằng ôtô, xe máy, hoặc đi bộ…  Phan Xi Păng cao 3143m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 9km về phía Tây Nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Phan Xi Păng, nóc nhà Đông Dương  
12. Nhà thờ giữa khu trung tâm Sapa là điểm hẹn của nhiều du khách mỗi khi có dịp đến đây. Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữa được nét duyên dáng và cái hồn của một công trình kiến trúc tôn giáo.Nhà thờ đá  
13. Vào ngày chủ nhật, tại chợ có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Kim, rượu táo mèo, rượu sán lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu v.v. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Ðây là chợ của người Dao. Chợ tình Sapa  
14. Những lễ hội văn hóa truyền thống khi du lịch Sapa 
15. Gồm có: Nghề dệt vải Nghề thủ công đan lát Nghề mộc Nghề rèn đúc Nghề làm đồ bạcCác làng nghề thủ công ở Sapa  
16. Ẩm thực Sapa 
Ẩm thực Sapa

17. Những loại hình du lịch ở Sapa 
18. Thống kê từ đầu năm đến nay đã có 616.299 lượt du khách (trong đó có 40% du khách quốc tế) lên thăm các điểm du lịch của tỉnh Lào Cai đạt 88,7% so với kế hoạch năm 2009 và tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2008.Giá trị và tiềm năng phát triển du lịch  ở Sapa .

Tuesday, October 14, 2014

Tổng quan du lịch Sapa phần 1

Tổng quan dulịch Sapa
Vị  trí  địa  lí:
Huyện Sapa có diện tích tự nhiên 67.864 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 22007’04” đến 22028’46” vĩ độ bắc và 103043’28” đến 104004’15” độ kinh đông.
Trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 37 km về phái Tây Nam, nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lòa ai đi Lai Châu.
Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên động vật và thực vật: Hệ động, thực vật, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, đặc biệt có nhiều loại  động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Trên đãy núi Hoàng Liên có loại dược liệu quý hiếm.
Cảnh quan: Sapa có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bác, Cầu Mây, Hàm Rồng,Động Tả Phìn, đỉnh núi Phan XI Păng, vườn quốc gia Hoàng Liên…Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Văn.
Tổng quan về du lịch Sapa


Sapa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 -400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp.
Sapa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm.
Thời phong kiến địa phận Sapa thuộc Châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Ban đầu, thị trấn được xây dựng với mục đích trở thành khu an dưỡng.
Năm 1914, chính quyền chủ trương xây dựng nơi đây trở thành một “kinh đô nghỉ hè “trên núi ở Bắc Kỳ theo hướng dân sự hóa”
Tháng 1 năm 1947 quân Việt Minh tấn công Sapa và phá hủy các doanh trại quân đội, khách sạn và nhiều biệt thự.
Sapa bị tàn phá nhiều trong chiến tranh biên giới 1979…

Còn tiếp…

Sunday, October 12, 2014

Du ngoạn cảnh đẹp Tam Đảo


 Du ngoạn cảnh đẹp Tam Đảo

Đến với du lịch Tam Đảo - Vĩnh Phúc du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp làm say lòng người và tận hưởng không khí trong lành.

Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh làm đắm say lòng người, nhiều di tích lịch sử - văn hóa đậm dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc Vĩnh Phúc giờ đây đang được coi là một trong những địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Và



trong hành trình du khách về với Tuần Văn hóa du lịch Vĩnh Phúc vừa qua, vùng đất Tam Đảo - Tây Thiên là nơi để lại nhiều dấu ấn.



Miền cổ tích Tây Thiên

Từ bao đời nay, Tây Thiên luôn là nơi có sức hút đối với du khách hành hương về bái

Phật, bởi đây là một vùng non nước tuyệt đẹp, lại là nơi giao thoa của văn hoá đạo Phật

với đạo thờ Mẫu của người Việt. Đã qua nhiều thế kỷ, nhưng Thây Thiên vẫn còn đó bao

cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, cổ xưa với rừng Tây Thiên có những cây thông đến ngàn năm

tuổi.

Khu danh thắng Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo.

Tương truyền từ xa xưa vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân (trên đỉnh núi Tam Đảo) để cầu tự khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước bà về làm vợ. Sau đó ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.

Bước vào khu di tích, du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền

cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là

Bát Nhã tuyền). Tới đây du khách có thể men theo những bờ suối róc rách với dòng nước

trong vắt để đến với những địa danh đã nổi tiếng từ lâu như: Bãi đá Liền, thác chòi Tre,

thác Bạc, đền Giải Oan, đền Cô, đền Cậu, đền Thượng Tây Thiên, đầm Sen, ao Dứa, núi

Rùng Rình…

Tâm điểm là đền thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu. Tương truyền bà sinh ra từ linh khí núi cao, rừng thẳm vùng Tam Đảo tụ lại mà thành. Bà là người xinh đẹp, giỏi giang, có tài thao lược, đã giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước nên được người dân dựng đền thờ. Ngược lên phía đỉnh Tây Thiên ta sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.

Năm 2004, ngày chính hội Tây Thiên 12-2 ÂL (tức ngày 1-4-2004) các nhà sư ở đây

cùng với các hòa thượng ở Thiền viện Đà Lạt đã cùng đặt những viên đá đầu tiên tiến

hành khởi công xây dựng khu thiền viện lớn nhất Việt Nam với tổng kinh phí lên đến hơn 30 tỷ đồng do các tăng ni, phật tử trong và ngoài nước đóng góp. Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời Trần.

Ngày ngay khu di tích đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên là biểu trưng cho tín ngưỡng thờ

Mẫu của người Việt cổ, nằm trên đỉnh núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo mới được xây dựng lại trên nền 5 ngôi đền lớn, còn sót lại từ đời Lê (thế kỉ thứ XVI, XVII).

Chốn Tây Thiên ngày nay vẫn bồng bềnh mây giăng, sương phủ như trong truyện cổ tích. Hành trình lên đỉnh Tây Thiên quanh năm rộn bước chân của những khách hành hương tìm về đất Phật chiêm bái Quốc Mẫu Tây Thiên. Du khách tìm về đây như tìm về một phần cội nguồn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tam Đảo trong sương mờ

Cái tên Tam Đảo đã quá quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam. Nhưng không ít người biết rằng cái tên Tam Đảo hình thành là do ba ngọn núi cao Thạch Bàn, Thiên Thị và Phú Nghĩa nhô lên trên biển mây hợp lại. Khu nghỉ mát Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19.

Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một “đô thị” trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao

cấp, lộng lẫy. Trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác

nhau. Hiện nay những tòa biệt thự ngày xưa chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát,

trơ ra những móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa…

do chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhà thờ Tam

Đảo được xây dựng vào năm 1937 theo lối kiến trúc Pháp là một địa điểm thú vị với

những ai yêu nét đẹp của kiến trúc cổ, là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo cảnh sắc tuyệt vời, vừa thơ mộng vừa như u tịch, vừa hùng vĩ, vừa huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Không khí trong mẻ, mát lành của Tam Đảo gợi cho du khách cảm giác êm ả, thướt tha đến mê hồn.

Ngược ngàn chúng ta có thể hoà mình vào tự nhiên, mặc sức khám phá thiên nhiên trên đường lên đỉnh Thiên Nhị. Ðường đi lên tuy vất vả, nhưng không kém lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là những dải hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, màu sắc rực rỡ…

Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu, lách

mình qua những lối đi trập trùng hoa cỏ, trúc tre, du khách sẽ đến với Thác Bạc. Dòng

thác như ánh bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống thung lũng một dòng nước trắng

loà màu bạc óng, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Chúng ta sẽ nghe thấy

trong gió có tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn

xưa…

Này nay, cùng với dự án xây dựng khu du lịch Tam Đảo II, hệ thống cáp treo từ thị trấn Tam Đảo sang khu Rùng Rình, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và hệ thống các đền,

chùa Tây Thiên hứa hẹn một loại hình du lịch mới sẽ phát triển ở đây là du lịch tâm linh. Sự kiến thiết nhân tạo này không những không phá đi nét hoang sơ, cổ tích của Tây

Thiên và Tam Đảo mà còn làm tăng thêm sự hấp dẫn và sự trải nghiệm mới cho du khách thập phương về với Tây Thiên, Tam Đảo.
(Ashley Nguyen)ta, da