Sunday, December 29, 2013

5 điều kỳ thú ở Sơn Đoòng

Khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ bên trong hang Sơn Đoòng vượt quá trí tưởng tượng và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
Được công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, Sơn Đoòng - tỉnh Quảng Bình, ẩn chứa nhiều bí mật mà các nhà khoa học chưa thể giải mã. Đây cũng là một điểm đến mà du khách phương Tây sẵn sàng trả giá tour 3.000 USD (khoảng 63,6 triệu đồng) nhưng phải xếp hàng đợi sau năm 2016 vì đã kín chỗ từ nay đến thời điểm đó.
1. Được phát hiện trong một ngày mưa
Năm 1991, Hồ Khanh, một người dân địa phương, tình cờ phát hiện hang Sơn Đoòng khi ông lánh vào cửa hang để tránh mưa. Bẵng đi một thời gian, mãi đến năm 2009 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động hoàng gia Anh đến khu vực thăm dò, Hồ Khanh mới báo cho họ.


Phải khó khăn lắm ông mới tìm lại được cửa hang vốn nằm sâu trong rừng già với địa hình khá hiểm trở, cách xa đường lớn và không thể nhìn thấy với Google Earth. Nhờ ông dẫn đường, đoàn thám hiểm đã đi sâu vào hang chụp ảnh, đo đạc và thu thập dữ kiện khoa học. Hồ Khang mô tả: “khi bước vào cửa hang thì cảm thấy rõ luôn có một luồng gió mát lạnh trong hang thổi tốc ra, tiếng gió rít qua vách đá nghe lạnh người…”.
2.  Có thể chứa một tòa nhà 40 tầng
Hang Sơn Đoòng có chiều rộng 150 m , cao hơn 200 m, dài ít nhất 5 km. Chiều dài thực tế của hang có thể còn sâu hơn mức các nhà khoa học ghi nhận được. Tuy nhiên, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động hoàng gia Anh không thể đi hết chiều sâu của hang do điều kiện kỹ thuật giới hạn.
Dù vậy,  với kích thước đã ghi nhận, Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (cao 120 m , rộng 150 m, dài 2 km) để được công nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.



Ngoài ra, một số đoạn bên trong hang Sơn Đoòng có kích thước tới 140 m x 140 m, trong đó có các cột nhũ đá cao 14 m. Nhiếp ảnh gia Carsten Peter từng chụp một tấm ảnh ghi nhận đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44 m, vòm hang cao gần 243,84 m, nghĩa là có thể chứa lọt một toà nhà cao 40 tầng bên trong.
3. Được hình thành từ 5 triệu năm trước
Theo tài liệu khoa học, hang Sơn Đoòng hình thành khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Trải qua hàng triệu năm, dòng nước làm xói mòn và tạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, lâu ngày thành vòm hang khổng lồ.
4. Thế giới động thực vật phong phú
Do trần của hang Sơn Đoòng đã bị sụp đổ từ nhiều thế kỷ trước nên trong lòng hang có một khu rừng tươi tốt, được các nhà thám hiểm đặt tên là rừng Eden. Khu rừng này là nơi sinh sống của bầy khỉ và lũ dơi quạ. Rất nhiều loại cây dương xỉ, cọ, dây leo phủ xanh từ bên ngoài đến bên trong hang.
Các hồ cổ, thác nước, dòng sông bên trong lòng hang hình thành thảm tảo thực vật phong phú.
Đặc biệt, các nhà thám hiểm còn phát hiện loài ngọc trai được hình thành trong quá trình nước nhỏ giọt, tạo nên tinh thể canxit trên những hạt cát.
5. Vì sao hạn chế du khách đến hang Sơn Đoòng
Sở dĩ hang Sơn Đoòng hạn chế đón du khách là do yếu tố bảo vệ cảnh quan và môi trường. Hiện tại, các bí ẩn về thế giới động thực vật bên trong hang vẫn chưa được giải mã hết. Vì vậy, hang Sơn Đoòng chào đón các nhà thám hiểm, chuyên gia nghiên cứu sinh học hơn là du khách đến vì tò mò.
Theo Thế giới văn hóa

Sapa lọt top 7 ruộng bậc thang nổi tiếng nhất thế giới


  
Ruộng bậc thang lọt vào top 7 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới.
Tọa lạc ở độ cao 1.600 mét trên mực nước biển, nằm cách Hà Nội khoảng 350km về hướng tây bắc, ở tỉnh Lào Cai. du lịch Sapa nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Mới đây nhất theo trang du lịch quốc tế Touropia đã bình trọn Sapa là một trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới.
Còn nhớ mấy năm trước 2009 một tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ cũng xếp du lịch Sapa vào top 5 ruộng bậc bậc thang đẹp nhất ở châu Á.
Năm 2013 Sapa kỉ niệm 110 năm thành lập Sapa (1093 – 2013),bộ văn hóa thể thao và du lịch đã có một quyết định đúng đắn đó là đưa ruộng bậc thang Sapa vào di sản quốc gia.



Friday, December 27, 2013

Mai Châu dịp tết dương lịch

Đi du lịch Mai Châu dịp tết dương lịch
Nhiều người không nắm rõ về các địa danh du lịch Việt Nam cứ bảo đi Mộc Châu mới đẹp, được ví như Đà Lạt của miền bắc. Vậy thì Mai Châu thì thế nào?
Nếu bạn đã đi du lịch Mai Châu rồi thì cố đi them khoảng 60km nữa thì đến Mộc Châu,  chứ dừng lại ở Mai Châu vô ích. Nhiều người nói Mai Châu ít nhà nghỉ và khách sạn, có có vài nếp nhà sàn vì có ít du khách đến? Lại có người nói nếu đến Hòa Bình nếu dư giả thời gian thì hãy đến Thác Bờ, vì thời gian đi đến đấy mất cả tiếng mất rất nhiều thời gian.
Nếu bạn hỏi thăm thì nhiều người nói vậy, nếu bạn đã từng đi rồi thì thấy người đời nói sai.
Sau khi đi qua thủy điện Hòa Bình, đến đập thủy điện Sông Đà, rồi đến thung lũng Thung Nai, thuộc huyện Cao Phong, chỉ mất tầm 15 phút bạn có thể đến được Thác Bờ. Nếu bạn lên thuyền từ cảng xã Thái Thịnh trên đập thủy điện Hòa Bình thì quả mất tới khoảng 1 tiếng đồng hồ lênh đênh trên sông nước. Nếu khởi hành từ bến Nước thì cũng ngót 1 tiếng đồng hồ. Cảng du lịch Thung Nai nằm sâu trong huyện, không có nhiều du khách biết đến.
Chúng tôi vừa đến dốc Cun đã gặp một cậu thanh niên phóng x era hiệu với tài xế đi theo cậu ấy. Đó đích thị là người lai thuyền. Thường thì các lái thuyền đều theo cách này, hang ngày họ ra ngoài đường đón ở các ngả đường, rồi dẫ đoàn khánh đi vòng vèo đến hơn 20 km để đến cảng. Giá rơi vào khảng 1 triệu đồng tầm 10 khách.

Ở cảng Thung Nai thường có rất nhiều khu du lịch sinh thái, nhưng trông rất tiêu điều. Du khách thường không giám ăn ở những nhà hàng. Thường là họ đặt ăn tại nhà dân trên hai khu đền nấu cơm rồi bày biện lên thuyền rồi ăn trưa tại chỗ.
Thác Bờ thường rất nhiều mùi cá nướng. Các loại cá sông là đặc sản nơi đây, chúng được kẹp nứa và phết dầu nướng trên than củi, giá thường là 70.000 đến 400.000 đồng cho một con cá dài đến nửa mét. Thường rất khó để cưỡng lại những món đặc sản này, nhất là chúng tôi đi thuyền qua sông, trời rét, và mưa bụi lâm thâm khói và hơi lạnh buốt lẫn mùi cá nướng ấm áp lòng người.
Rời thành phố Hòa Bình, chúng tôi tiếp tục khởi hành đi Mai Châu, khoảng 60 km. du khách có thể dừng chân tại lưng đèo thưởng thức món ngô nơi đây mà tôi chưa từng thấy một nơi nào tuyệt vời hơn thế.
Ngô luộc trong nồi ám khói củi, Hạt ngô căng mẩy, giòn bùi và ngọt lịm. Ngồi co ro tránh gió lùa du khách sưởi ấm đôi tay lạnh cóng qua hơi nước ngô đang ngụt ngụt. Chẳng ai có thể từ chối một bắp ngô luộc ngọt lịm vào lúc đó cả.
Địa điểm du lịch tấp lập nhất ở Mai Châu chính là Bản Lác. Từ đường cái vào bản chỉ chừng 1 km. Trên đó có rất nhiều nhà nghỉ. Nơi đây có rất nhiều hệ thống nhà nghỉ và resort giá rất hấp dẫn.
Thường mọi người không chọn nhà nghỉ và resort, vì nó ở khá xa với bản Lác. Nếu muốn được sống đúng với không khí Mai Châu, thì bạn phải ngủ bản cả ngày. Mai Châu đã từng là một trong 5 châu phủ Chợ Bờ khi thành lập tỉnh Mường, tiền thân của tỉnh Hòa Bình (1886).
Nếu ở Sapa khách tây nếu muốn lắm ở tại trong bản cũng rất bất tiện vì người Mông, dao đỏ không mấy khi mở dịch vụ homestay. Cũng có thể là do nối kiến trúc nhà ở của đồng bào dân tộc Mông, xa phó, tày, dao đỏ…không phù hợp? Về dịch và nhà sàn ở Mai Châu khá tuyệt vời.
Người Thái và người Mường làm dịch vụ rất tốt. Và thứ thu hút nhất du khách chính là dịch vụ du lịch, bở cảnh trí ở Mai Châu không đặc sắc bằng Mộc Châu, các khu di tích và lịch sử, sản vật cũng không bằng.
Nhà sàn trong bản Lác rất tiện nghi, đầy đủ từ karaoke loa dàn và internet truyền hình k+. Công trình phụ dưới tầng trệt sạch sẽ, có nước nóng và rất nhiều gian tiện lợi cho khách nghỉ ngơi. Du khách ăn tối ngay tại nhà sàn, đồng thời là nhà hang. Ban ngày khách đi xe đạp vòng quanh bản Lác và những nương lúa trong thung lũng, hoặc đi bộ dọc bản mua đồ lưu niệm, chủ yếu là khăn thổ cẩm.
Buổi tối, mỗi nhóm khách nghỉ thường liên hệ với một đội văn nghệ bản đến biểu diễn và giao lưu nhảy sạp, uống rượu cần ngay trên nhà sàn. Muốn đông vui hơn nữa, khách đi bộ qua những cánh đồng tối thẫm ra khu vực sân vận động, ở đó lúc nào cũng sẵn có hàng nghìn người đang đốt lửa và múa sạp.
Mới biết khách du lịch đến Mai Châu đông đến thế. Các cô gái văn công Mường, Thái không đêm nào không có khán giả. Họ biểu diễn liên tục nhiều show, giữa ánh lửa bập bùng, âm nhạc huyên náo và những tiếng cười rộn rã. Tiếng khèn, tiếng cồng chiêng len lỏi khắp thung lũng và dội vào những vách núi đá thâm u tối sẫm.
Sân vận động chỉ là một bãi đất trống rộng rãi, vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ bởi lối đi xuống chỉ là một đoạn dốc đất dựng đứng và trơn trượt. Mai Châu không phù hợp mấy cho những người già cả và các cặp tình nhân. Đến bản Lác, bạn cần đi thật đông người, càng đông càng tốt. Bởi các hoạt động nhóm ở đây và nhà sàn tập thể dường như sinh ra để dành cho những cuộc vui náo nhiệt và đông đúc.
Múa sạp cần đông người, uống rượu cần cũng đông người chung vò mới vui, và không ai chỉ ngủ hai mình một nhà sàn rộng thênh. Vào những ngày đẹp trời, các chàng trai, cô gái tỉnh thành thường thuê những bộ trang phục dân tộc Thái rực rỡ sắc màu để đứng tạo dáng chụp ảnh giữa cánh đồng lúa trải vàng tới tận chân núi. Đồ thổ cẩm, chủ yếu là khăn quàng, cũng đa dạng và giá cả phải chăng.
Người Việt nghiện mua sắm, chẳng ai lại không rước vài chiếc khăn và dăm bó cải mèo, chục ống cơm lam về xuôi. Mặc dù ai nấy đều biết ấy đích thị là khăn Trung Quốc. Người Tàu dệt khăn lụa, khăn thổ cẩm xuất sang Sapa, Mai Châu, Hội An, Hà Đông, lại sản xuất búp bê mặc bộ dân tộc Mông, Dao, Tày… để người Mông, Thái bán cho người Kinh làm kỷ niệm.
Đi shopping trong bản cũng vui, là vui mắt. Những tiệm bán khăn thổ cẩm sặc sỡ san sát dưới ánh đèn vàng, gợi cảm giác ấm cúng và sầm uất của những khu chợ phiên ban đêm. Người bán hàng nói tiếng Kinh với khách bằng thái độ nhã nhặn và niềm nở của những người đã quen làm du lịch, rồi ngay sau đó lại xì xồ với nhau bằng tiếng Thái, tiếng Mường. Họ cũng không mấy khi nói thách giá.
Các khu nhà sàn đêm đến sáng rực ánh đèn, rộn rã tiếng cười nói vọng ra từ sau những vách gỗ. Nhà sàn thường cũng kiêm luôn nhiệm vụ của nhà hàng. Tới Mai Châu vào giờ cơm chiều là thành phản xạ có điều kiện nhớ đến câu thơ lãng mạn của cựu binh Tây Tiến - nhà thơ Quang Dũng: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Bụng đã đói, muốn khủng khiếp món xôi nếp thơm lựng trong ống lam ăn kèm lợn Mường, cá suối hấp lá dong, thịt gà đồi, su su luộc chấm muối vừng, rau cải mèo luộc đăng đắng để lại dư vị ngọt lịm nơi đầu lưỡi.
Cũng là có ngần ấy món, song ẩm thực bản Lác là thứ khó chịu nhất trong suốt cả chuyến đi. Xôi nếp lạnh lẽo, khô khốc như xôi cúng và thịt gà đồi, thịt lợn Mường nhạt nhẽo giống thực phẩm để tủ lạnh dự trữ của các nhà hàng hạng hai dưới miền xuôi. Bụng lại nhớ món ngô nương còn để thành bọc trên nhà sàn.
4. Ngủ nhà sàn chính là một đặc sản ở bản Lác. Các nhà sàn được thiết kế to nhỏ khác nhau để các nhóm khách tuỳ ý lựa chọn dựa theo số lượng của thành viên đoàn. Nhà sàn chia làm hai gian, gian lớn dành cho khách, gian nhỏ bên cạnh là của chủ nhà. Trước khi lên ôtô khởi hành từ Hà Nội, tôi có vác theo một chiếc chăn điện, với nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ miền xuôi lên miền ngược, sợ cái lạnh núi rừng giữa đêm đông.
Chủ nhà kê cho chúng tôi 12 chiếc nệm cói nhỏ tí xíu với đầy đủ chăn bông. Tôi nằm trong chăn điện ấm áp, sát vách, mắt chong chong nhìn những thanh xà rầm tối sẫm trong bóng đêm. Các đồng nghiệp đã ngủ say trên những nệm cói bên cạnh. Tôi cũng chìm dần vào giấc mộng với chập chờn đồi núi trong giai điệu êm ái của bản nhạc “Trái tim mùa thu” phát ra từ chiếc Ipod nhỏ tí xíu gắn vào tai.
Nhưng cũng chỉ được vài tiếng đã bị đánh thức bởi những âm thanh đặc trưng của núi rừng: Tiếng gió hú. Gió hú từng cơn, gió như có linh hồn, như kéo nhau về từ những vách núi đá xa xôi lạnh lẽo và những cánh rừng u linh hiểm trở, rồi đập sàn sạt ngay bên vách. Từ chập tối tôi đã lấy mọi thứ có thể, từ áo khoác cho đến khăn quàng để dắt vách nhằm tránh gió lùa qua khe.
Giờ hơi lạnh của gió núi như thấm qua từng tấm gỗ, qua chiếc chăn điện ấm sực để sục vào da thịt. Mà sao lạnh đến thế. Người Mường ngủ sao được ngần ấy thế kỷ giữa mùa đông lạnh giá này nếu như không có chăn điện, lò sưởi halogen hay điều hoà hai chiều. Chợt nhớ ra đêm mai là ngày Chúa giáng sinh.
Cứ đến ngày này thì thời tiết hôm qua có nắng đến mấy cũng đột trở lạnh. Chợt nhận ra hình như… mất điện. Chăn điện chỉ toàn dây điện từ ở trong cái vỏ chăn mỏng tang, mất điện thì cũng bằng nằm không. Đành run cầm cập nằm nghe tiếng gà tao tác.
Thường buổi sáng sẽ có bản hợp sướng của những chú gà đồi, mà người dân phố hầu như chẳng bao giờ được nghe. Gà gáy vào buổi sáng cộng với tiếng gió hú nghe rất lạ tai và thú vị.
Khoảng 5h sáng thì một số người thấc giấc, làm một số người dạy theo như lẽ thông thường họ sẽ tìm điện thoại của họ và kiểm tra tin nhắn và cuộc gọi, rồi đùa nhau mất điện thoại tôi vừa ngáp ngủ vừa làu bàu:
Tôi thức canh điện thoại chẳng nhẽ mất điện thoại không biết?
Các đồng nghiệp của tôi cười lớn và chúng tôi có một chuyến đi đầy thú vị.

Wednesday, December 18, 2013

Những điểm mua sắm tại thiên đường du lịch Thái Lan

Mua sắm tại Thái Lan như một cuộc hành trình từ trung tâm thương mại cao cấp đến cửa hàng ven đường, những quầy hàng rong và các khu chợ đông đúc. 
Mua gì?
Dưới đây là một trong những sản phẩm phổ biến cho các du khách khi đến với Thái Lan:
- Vải và lụa Thái, quần áo may đo.
- Đồ mỹ nghệ, sơm mài, điêu khắc gỗ và đồ cổ.
- Các vật dụng trang trí nhà cửa, đồ gốm sứ và kim loại.
- Đá quý và đồ trang sức.
- Sản phẩm da thuộc.
- Trái cây đóng hộp.
Ở đâu?
Bangkok là thánh địa mua sắm, với tất cả các loại hàng hóa bán tại các khu mua sắm và các trung tâm thương mại lớn. Những địa điểm mua sắm hiện đại được nhiều người ưa thích là Central World, Siam Paragon, Siam Discovery, Central Childhom, Gaysorn Plaza và Erawan Bangkok. Ở những trung tâm này, bạn đều có thể thấy những nhãn hàng nổi tiếng thế giới như Gucci, Hermes, Prada và Louis Vuitton. 
central-world-shopping-mall-ba-1179-7797
Trung tâm mua sắm Central World ở Bangkok. Ảnh: livingincmajor.
Khu chợ cuối tuần Chatuchak nổi tiếng với không gian mở và hàng loạt các quầy hàng với đủ mọi thứ quần áo, trang sức, đồ cổ, đồ nội thất và sách báo. Kế đến là chợ đêm Suan Lum, chuyên bán sản phẩm thủ công, và những hàng hóa thiết kế cả hiện đại và truyền thống. Chợ đêm Patpong là một khu chợ đầy đủ mọi thứ, với những gian hàng san sát nhau ngay gần mặt đường, gồm cả sản vật địa phương và quà lưu niệm, mở ở khu vực trung tâm thành phố đến 1h sáng.
chatuchak-weekend-market-thail-8585-2006
Chợ cuối tuần Chatuchak. Ảnh: withlovebetty.
Những khu vực mua sắm phổ biến khác gồm Siam Square - nơi mua sắm dành cho thanh thiếu niên với túi xách, các sản phẩm da thuộc và quần jeans; Mah Boon Krong hay MBK - trung tâm mua sắm lớn dành cho cả những người với túi tiền eo hẹp và những ai muốn ném tiền qua cửa sổ. Ngoài ra còn có Pratunam, bán rất nhiều quần áo và giầy dép, hay khu vực dưới đường Silom và Surawong, đường Chroen Krung chuyên bán các loại đá quý.
Ngoài Bangkok, Chiang Mai cũng được biết đến với những đồ mỹ nghệ chất lượng cao và là khu vực mua sắm tốt thứ hai cả nước. Muốn mua sắm một cách nhanh chóng và dễ dàng, hãy đến Chiang Mai Night Bazaar. Đây là nơi lý tưởng cho các đồ thủ công, hàng lưu niệm truyền thống và hiện đại. Một vài tuyến đường mua sắm khác như Nimmanahaeminda Road, Wua Lai Walking Street, Tha Pae Walking Street, San Khamphaeng, Bo Sang, Ban Thawai Village.
weekend-market-5359-1387335540.jpg
Một góc Phuket Town. Ảnh: phuket.com.
Khu vực đông bắc với hai tỉnh Surin và Buri Ram nổi tiếng với sản phẩm lụa Mut Mi và vải cotton Ikat. Ở vùng biển phía đông - Pattaya, bạn sẽ có hàng loạt các cơ hội mua sắm thỏa thích, trong đó Chantaburi nổi tiếng về các loại đá quý. Những du khách yêu thích biển ở Phuket và Samui có thể tìm thấy vô số hàng thủ công và lưu niệm khi đến với Phuket Town.
Lưu ý, mua với giá cố định là hiển nhiên ở các trung tâm thương mại, nhưng với những nơi khác, bạn nên trả giá. Giá cuối cùng có thể thấp hơn 10 - 40% so với giá được hỏi. Hãy kiên nhẫn, sử dụng kỹ năng và nụ cười của bạn để có được giá tốt nhất.
Thùy Anh
Theo vnexpress.net

Những nơi mất điểm nhất trong năm du lịch 2013

Những nơi mất điểm nhất trong năm du lịch 2013

Nạn hiếp dâm, bão lũ, bất ổn chính trị là những nguyên nhân khiến nhiều quốc gia như Ấn Độ, Phillipines, Thái Lan... phải đau đầu với bài toán du lịch.

1. Ấn Độ - nạn hiếp dâm
Theo các thống kê, cứ 22 phút có một vụ hiếp dâm tại Ấn Độ và tỷ lệ hiếp dâm ở thủ đô New Delhi là cao nhất cả nước. Không chỉ nhắm vào phụ nữ Ấn Độ, mà nạn hiếp dâm còn xảy ra với cả nữ du khách nước ngoài. Mới đây, một nữ du khách người Mỹ bị một tài xế xe tải và hai đồng phạm hiếp dâm tập thể suốt một giờ vào ngày 3/6 sau khi cô xin đi nhờ xe tại thị trấn Manali.
An-Do-ttvh-9759-1387264255.jpg
Biểu tình phản đối nạn hiếp dâm tràn lan ở Ấn Độ. Ảnh: ttvh.
Trước đó, vào tháng 3, một du khách London bị chính ông chủ khách sạn tấn công tình dục tại thành phố Agra khiến cô phải nhảy từ tầng 3 xuống đất. Vụ việc này xảy ra ít ngày sau khi một phụ nữ Thụy Sĩ bị 6 nông dân cưỡng hiếp khi đang đạp xe cùng chồng trong một chuyến du lịch tại Ấn Độ. Nạn hiếp dâm ngày một gia tăng khiến du khách, đặc biệt là nữ tỏ ra e ngại khi tới Ấn Độ.
2. Phillipines - bão lũ
Nằm trong vành đai khu vực Tây Thái Bình Dương, Phillipines hàng năm phải hứng chịu trung bình khoảng 19 cơn bão. Năm 2013, Haiyan với sức gió 300 km/h đổ bộ Philippines là một trong những cơn bão kỷ lục có sức tàn phá mạnh nhất từng được ghi nhận. Cơn bão Haiyan trở thành nỗi kinh hoàng không chỉ với người dân mà cả với khách du lịch tại Phillipines.
tuoitre-8292-1387264255.jpg
Khung cảnh tan hoang sau cơn bão Haiyan tại Phillippines. Ảnh: Reuters.
Các thành phố và làng mạc nằm cách bờ biển 1 km đều bị ngập lụt, khiến xác người nổi lềnh bềnh và những con đường đầy mảnh vỡ, cây cối bị đổ. Khoảng 3.000 du khách đã bị mắc kẹt tại các cảng biển ở Philippines vì giao thông đường thủy bị đình chỉ trong bão. 12 sân bay, trong đó có các sân bay phục vụ cho các đảo du lịch nổi tiếng như Palawan, Bohol và Boracay cũng đã đóng cửa.
3. Thái Lan - bạo động
Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã diễn ra từ đầu tháng 11/ 2013. Một số cuộc biểu tình đã bùng phát thành bạo động làm nhiều người chết và bị thương. Tình hình chính trị bất ổn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội của người dân nơi đây, đặc biệt là du lịch.
bao-dong-TL-AFP-6084-1387264255.jpg
Biểu tình tại Thái Lan. Ảnh: AFP.
Một số nước đã khuyến cáo công dân của họ cẩn trọng khi du lịch tới Thái Lan. Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã phải mời Đại sứ các nước tại Thái Lan đến Bộ Ngoại giao nhằm giải thích rõ tình hình. Theo tính toán của giới chức Thái Lan, biểu tình đã làm giảm 350.000 khách du lịch nước ngoài tới Thái Lan trong tháng 11 vừa qua.
4. Mỹ - đóng cửa chính phủ
Do thất bại trong việc thống nhất ngân sách cho năm tài khóa mới, chính phủ Mỹ đã buộc phải đóng cửa ngày 1/10. Kéo theo đó, nhiều điểm du lịch, vui chơi giải trí ở Mỹ cũng phải ngừng đón khách gồm bảo tàng Smithsonian, Vườn thú Quốc gia ở Washington, Tượng Nữ thần Tự do và Đảo Ellis ở New York, Hội trường Độc lập ở Philadelphia, đảo Alcatraz gần San Franciso và Đài tưởng niệm Washington...
my-dong-cua-1-1307-1387264255.jpg
Ðài tưởng niệm Lincoln ở Washington đóng cửa, ngày 1/10/2013. Ảnh: AP.
Mặc dù sau 2 ngày, nhiều điểm du lịch như tượng Nữ thần Tự do và Công viên quốc gia Grand Canyon đã mở cửa trở lại nhưng điều này khiến không ít du khách hoang mang khi đến Mỹ. Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây đúng dịp này đã không có được một kỳ nghỉ như mong muốn.
5. Cửu Trại Câu - trả lại vé
Khu du lịch Cửu Trại Câu có thể đón tiếp trung bình khoảng 23.000 lượt khách mỗi ngày, nhiều nhất có thể lên đến 41.000 lượt khách. Tuy nhiên, 7 ngày nghỉ lễ quốc khánh trùng với thời gian Cửu Trại Câu đẹp nhất trong năm khiến lượng khách du lịch ghé thăm tăng đột biến, gây ùn tắc, giao thông bị tê liệt nhiều cây số.
cuu-trai-cau-wordpres-8775-1387264256.jp
Cửu Trại Câu thu hút đông khách du lịch, nhất là dịp tháng 10. Ảnh: Chinadaily
Tình trạng đông đúc khiến hơn hai nghìn du khách bị mắc kẹt, biểu tình đòi trả vé. Ban quản lý Cửu Trại Câu đã phải xin lỗi và hoàn lại tiền vé cho khách du lịch. Khoảng 12.000 chiếc đã được trả lại và tổng số tiền hoàn lại cho khách du lịch lên tới gần 13 tỷ đồng.
6. Lào - tai nạn giao thông
2013 cũng là năm xảy ra nhiều vụ tai nạn ở Lào, làm nhiều khách du lịch thiệt mạng, trong đó có du khách Việt Nam. Ngày 21/4, một chiếc xe khách chở hơn 30 du khách Việt Nam đi du lịch tour Lào - Thái Lan trong 7 ngày gặp tai nạn rất nghiêm trọng khi vừa đi qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh).
Binh-sy-Lao-tim-kiem-cac-nan-n-9863-7174
Binh sỹ Lào tìm kiếm các nạn nhân tại hiện trường vụ tai nạn máy bay. Ảnh: TTXVN
Mới đây nhất, chiếc máy bay ATR-72 của hãng hàng không Lao Airlines đã gặp nạn trong lúc bay từ thủ đô Vientiane tới thành phố Pakse, tỉnh Champasak ngày 16/10. Toàn bộ 5 thành viên phi hành đoàn và 44 hành khách tới từ 11 quốc gia trên chuyến bay đã tử nạn, trong đó có 2 hành khách là người Việt Nam.

Theo Vnexpress.net